Trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ, phụ nữ mang thai thường xuất hiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy bụng, khó tiêu… Vậy bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào cho an toàn không ảnh hưởng đến thai nhi?
Vì sao bà bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa?
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng điển hình như: đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón, khó tiêu… Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa ở bà bầu có thể do:
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang bầu, hàm lượng hoocmon Progesterone trong cơ thể mẹ tăng cao, làm giảm hoạt động của nhu động ruột. Đây là nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ bị táo bón do thức ăn được tiêu hóa chậm hơn. Bên cạnh đó, hoocmon này còn làm giảm hoạt động của van nối giữa thực quản và dạ dày, gây nên tình trạng trào ngực kèm theo các triệu chứng khó chịu: đầy bụng, ợ hơi, ăn không tiêu.

Trong thời ký mang thai, sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến bà bầu bị rối loạn tiêu hóa
Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Mẹ bầu thường được chỉ định sử dụng một số loại thuốc bổ sung giúp cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi như: sắt, canxi… Tuy nhiên, các loại thuốc này cũng gây ra tác dụng phụ, điển hình là tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy ở bà bầu.
Dùng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh
Khi sử dụng một số thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, đặc biệt là thức ăn nhiễm khuẩn, mẹ bầu dễ bị rối loạn tiêu hóa. Ngoài ra, cơ thể của một số mẹ bầu không dung nạp đường lactose có trong sữa cũng có thể dẫn tới tiêu chảy.
Các nguyên nhân khác
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác như: lười vận động, chế độ ăn uống không hợp lý, ăn phải đồ ăn lạ hoặc mắc một số bệnh lý đường tiêu hóa (viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích…).
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?
Trong giai đoạn mang thai, sức đề kháng của người mẹ bị suy giảm đáng kể. Bởi vậy, mẹ bầu dễ gặp rối loạn tiêu hóa, thậm chí tình trạng còn nặng hơn so với người bình thường. Ngoài tác hại lên cơ thể người mẹ, nếu mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa kéo dài mà không được xử lý đúng, kịp thời, có thể dẫn đến một số vấn đề nguy hiểm sau:
- Những cơn đau bụng dữ dội, kéo dài có thể kích thích tử cung co bóp, dễ sinh non
- Rối loạn tiêu hóa khiến mẹ bầu mệt mỏi, chán ăn, suy nhược cơ thể, dễ khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển
- Rối loạn tiêu hóa ở mức độ nặng có thể phải dùng kháng sinh, làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý hiệu quả
Cách xử lý an toàn cho mẹ bầu bị rối loạn tiêu hóa
Thực hiện chế độ ăn uống khoa học
Chế độ ăn uống khoa học có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở phụ nữ mang thai. Với từng biểu hiện rối loạn tiêu hóa, mẹ bầu cũng cần áp dụng các chế độ ăn uống khác nhau:
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thể táo bón
- Tích cực bổ sung chất xơ bằng rau xanh và trái cây tươi
- Tránh xa đồ uống có ga, cafe, trà, soda vì chúng có thể làm cơ thể mất nước
- Uống nhiều nước (từ 1.5 – 2.5 lít/ngày tùy cân bặng)
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị rối loạn tiêu hóa thể tiêu chảy
- Uống nhiều nước để phòng nguy cơ mất nước và chất điện giải
- Nên ưu tiên đồ ăn lỏng, dễ tiêu như cháo, khoai tây, táo, chuối…
- Thận trọng với các loại sữa và thực phẩm từ sữa chứa đường lastose
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị chướng bụng
- Tránh các đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán. Ưu tiên đồ ăn hấp, luộc
- Chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tránh ăn quá nhiều trong 1 bữa
- Ăn chậm, nhai kỹ
Chế độ ăn uống cho bà bầu bị buồn nôn, ợ hơi
- Hạn chế các thức ăn có mùi, dễ gây kích ứng như sầu riêng, hải sản, bơ sữa
- Hạn chế đồ uống có ga
Tăng cường vận động
Các chuyên gia khuyến khích, phụ nữ mang thai nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng. Các bài tập nhẹ và đúng cách sẽ giúp nhu động ruột hoạt động hiệu quả hơn, thức ăn dễ dàng tiêu hóa hơn, phòng tránh được nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Một số môn thể thao dành cho bà bầu như: bơi lội, đi bộ, đạp xe, yoga…

Bà bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng để ngừa rối loạn tiêu hóa
Bổ sung lợi khuẩn mỗi ngày
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa đồng nghĩa với việc hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, mà thường gặp nhất là mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Trong đường ruột có khoảng 100 nghìn tỷ vi khuẩn, bao gồm lợi khuẩn và hại khuẩn với một tỷ lệ cân bằng. Vì một lý do nào đó mà tỷ lệ hại khuẩn lấn át hại khuẩn, gây nên tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cùng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Do vậy, việc bổ sung lợi khuẩn, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus mỗi ngày có vai trò quan giúp giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, phòng ngừa các bệnh lý đường ruột hiệu quả ở phụ nữ mang thai, trong đó đó rối loạn tiêu hóa.
Bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể sẽ sinh sản nhanh chóng, hình thành lớp màng sinh học, bảo vệ niêm mạc đại tràng khỏi các tác nhân gây hại. Đồng thời, Bacillus còn sản sinh ra gần 70 loại kháng sinh tự nhiên ức chế, tiêu diệt và đào thải vi khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, giúp nhanh chóng lấy lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện nhanh các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như: đầy bụng, chướng hơi, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón…
Bà bầu bị rối loạn tiêu hóa tuy phổ biến nhưng tuyệt đối không được chủ quan. Mẹ bầu tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc nào. Nếu tình trạng rối loạn kéo dài, bà bầu nên tới các cơ sở y tế để thăm khám và xử lý kịp thời.