Các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến như: tiêu chảy, táo bón, trào ngược thực quản, viêm loét đại tràng… cần được nhận biết sớm và có hướng xử lý đúng để ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bệnh đường tiêu hóa là gì?
Hệ tiêu hóa của con người là hệ thống các cơ quan làm nhiệm vụ ăn và tiêu hóa thức ăn và đẩy chất thải ra ngoài, bao gồm: Miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng, trực tràng, hậu môn… Một trong những cơ quan này bị tổn thương sẽ gây nên các bệnh đường tiêu hóa tương ứng.

Một trong những cơ quan này bị tổn thương sẽ gây nên các bệnh đường tiêu hóa tương ứng.
Bệnh về đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi và giới tính nào. Theo số liệu thống kê, tại Việt Nam, các bệnh tiêu hóa hiện đang đứng hàng đầu trong nhóm các bệnh nội khoa. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề khác.
Các bệnh về tiêu hóa thường gặp
Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng thức ăn và dịch tiêu hóa chứa acid chảy ngược lên thực quản, gây nên cảm giác nóng rát ở ngực và cổ hỏng. Bệnh lý này còn được gọi với tên khác là chứng ợ nóng.
Bạn có thể kiểm soát trào ngực thực quản này bằng các phương pháp sau:
- Gối cao đầu khi nằm ngủ, tránh nằm ngửa sau khi ăn
- Chia nhỏ thức ăn trong ngày, không ăn quá no một lúc
- Hạn chế thực phẩm và đồ uống kích thích tiết acid như: đồ uống có ga, thức ăn cay nóng hay hoa quả có hàm lượng acid cac
- Các sĩ có thể kê một số loại thuốc giúp cải thiện triệu chứng như thuốc kháng acid, thuốc chống trào ngược…
Trào ngược thực quản nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, thậm chí là Barrett thực quản – tình trạng tiền ung thư.
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là tình trạng đi cầu nhiều lần trong ngày (trên 3 lần/ngày). Bệnh gây nên các triệu chứng như: đau bụng quặn thắt hoặc âm ỉ, phân sống, lỏng hoặc tóe nước… Nguyên nhân tiêu chảy có thể do: nhiễm khuẩn hoặc virus, ngộ độc thực phẩm, dị ứng thực phẩm, dùng thuốc kháng sinh hoặc do các bệnh lý đường ruột.

Tiêu chảy gây nên các triệu chứng như: đau bụng quặn thắt hoặc âm ỉ, phân sống, lỏng hoặc tóe nước…
Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần tích cực bổ sung nước để ngừa tình trạng mất nước và chất điện giải. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp để hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Nếu bị tiêu chảy kéo dài không dứt, kèm theo các dấu hiệu mất nước, sốt cao, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Bệnh táo bón
Táo bón là tình trạng đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, phân cứng hoặc khô như phân dê gây khó đi đại tiện. Bệnh thường kèm theo các triệu triệu chứng khác như trướng bụng, chảy máu khi đi ngoài, chán ăn… Nguyên nhân gây ra táo bón do không ăn đủ chất xơ, không uống đủ nước, tác dụng phụ của một số loại thuốc, lười vận động…
Nếu cải thiện chế độ ăn uống và tập luyện nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện, bạn sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhuận tràng. Loại thuốc này có tác dụng làm tăng hoạt động của ruột, giúp phân dễ dàng đi chuyển và đào thải ra ngoài.
Viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng lớp niêm mạc dạ dày xuất hiện các ổ viêm, loét. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng:
- Đau bụng dữ dội vùng thượng vị, đau cồn cào, khó chịu,
- Buồn nôn, nôn,
- Ợ hơi, ợ chua, ợ rát,
- Rối loạn đại tiện: tiêu chảy hoặc táo bón
- Có thể sốt từ 39 – 40 độ
- Miệng hôi hoặc cảm giác đắng khi thức dậy, chảy máu chân răng
Nguyên nhân gây bệnh có thể do thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau; thói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ; stress; căng thẳng; vi khuẩn HP; lạm dụng rượu bia, chất kích thích…
Viêm đại tràng
Viêm đại tràng là một trong các bệnh về đường tiêu hóa phổ biến ở nước ta. Theo thống kê của Bộ Y tế, năm 2015, số người mắc bệnh đại tràng ở nước ta lên đến 4 triệu người. Tức cứ 3 người lại có 1 người bị mắc bệnh đại tràng.
Viêm đại tràng là tình trạng lớp niêm mạc đại tràng bị tổn thương, xuất hiện các vết viêm, loét. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, trong đó mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột là một trong những tác nhân phổ biến nhưng ít người để ý. Theo đó, hại khuẩn lấn át lợi khuẩn, tiết ra các độc tố gây viêm loét niêm mạc đại tràng, gây nên các triệu chứng rối loạn tiêu hóa:
- Đau bụng
- Đầy bụng, khó tiêu
- Rối loạn đại tiện: Có thể đi ngoài nhiều lần trong ngày hoặc bị táo bón
- Phân sống, lỏng, nát, không thành khuôn
Viêm đại tràng nếu không được xử lý dứt điểm và tái phát nhiều lần có nguy cơ biến chứng nguy hiểm như: thủng đại tràng, xuất huyết đại tràng, polyps đại tràng, thậm chí là ung thư đại trực tràng.
Xem thêm: Các bệnh đại tràng thường gặp và dấu hiệu nhận biết đặc trưng
Ngoài ra, còn các bệnh về đường tiêu hóa khác như: rối loạn tiêu hóa, trĩ, hội chứng ruột kích thích, bệnh celiac, ung thư đại trực tràng, ung thư ruột kết… Dù bị bất kỳ bệnh lý tiêu hóa nào, người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.